Không ồn ào, tấp nập như xứ Bắc phồn hoa nhưng miền Tây luôn mang lại một cảm giác yên bình và nét giản dị cho du khách. Đến với miền Tây là đến với sông nước miệt vườn, môi trường sinh thái và sự trải nghiệm nét văn hóa lúa nước đặc sắc.
Sở dĩ nhắc đến miền Tây là nhắc đến sông nước là do ở đây vào tháng 8, tháng 9 âm lịch, nước từ đầu nguồn sông Mekong cuồn cuộn đổ về. An Giang và Đồng Tháp là những tỉnh đón nước đầu tiên, rồi sau đó tới các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khác như Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang…
Miền Tây mùa nước nổi mang một cảnh sắc hoàn toàn khác lạ so với mùa khô. Những đàn cá kéo về cùng nước lũ đã mang đến cho người dân nơi đây một nguồn tài nguyên thủy sản khổng lồ. Cùng với đó, miền Tây trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Một vài địa danh du lịch nổi tiếng nhất của miền Tây mùa nước nổi như rừng tràm Trà Sư, chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Phụng Hiệp, Cái Bè, vườn quốc gia Tràm Chim,…. Rừng tràm Trà Sư. Đây được coi là những điểm đến lý tưởng của miền Tây vào mùa nước nổi. Ngoài ra, chợ nổi Cái Răng cũng là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch nhất Cần Thơ.
Chợ nổi Cái Răng nằm trên sông Cái Răng, gần cầu Cái Răng, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 6 km đường bộ và mất 30 phút nếu đi bằng thuyền từ Bến Ninh Kiều (thành phố Cần Thơ – thủ phủ của Tây Đô cũ. Nơi đây chủ yếu bán sỉ, nhưng cũng có nhiều người bán lẻ. Chợ bắt đầu hoạt động từ sớm tinh mơ cho đến 9h sáng.
Rừng tràm Trà Sư cũng là một điểm đến của nhiều du khách. Rừng tràm Trà Sư ở An Giang vẫn còn khá nguyên sơ mang đậm nét du lịch nơi đây. Vào mùa nước nổi, du khách có thể tham quan rừng bằng những chiếc xuồng xinh xắn.
Xuồng sẽ đưa du khách len lỏi theo những lối đi nhỏ qua khu rừng với những cây tràm cổ thụ, xung quanh bốn bề được bao phủ bởi một màu xanh, dưới nước được phủ kín bởi một lớp bèo cám li ti xanh nõn, hòa cùng tiếng chim ca ríu rít tạo nên một vẻ đẹp hết sức hoang sơ và kỳ thú.
Với những tiềm năng từ cảnh quan thiên nhiên, trong tương lai, du lịch miền Tây Nam Bộ có cơ hội trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng và cả nước.
0 Nhận xét